Tầm quan trọng của bài thi và điểm số IELTS

  03/10/2017

IELTS (International English Language Testing System) phổ biến trên khắp thế giới. IELTS được sở hữu và điều hành bởi hội đồng Anh, trung tâm khảo thí Cambridege, và Hội đồng giáo dục IDP của Úc. Nếu bạn dự định nộp đơn vào một trường Đại Học hay Cao Đẳng nào đó, hay ứng tuyển vào một tổ chức kinh doanh, hay phỏng vấn xin visa từ các nước như Anh, Úc, New Zealand hay Canada, bài thi IELTS có thể sẽ giúp ích cho việc học, hoặc sự nghiệp của bạn.

Du học Philippines luyện thi IELTS

Dù bạn nộp hồ sơ để học tập, làm việc hay xin visa, kì thi IELTS giống nhau về nội dung, giám khảo, hình thức, độ khó và cách chấm điểm. Nếu kết quả và điểm thi bạn không tốt, bạn có thể thi lại bao nhiêu lần tùy ý muốn, nhưng bạn tốt hơn là nên học thêm một thời gian nữa trước khi thi. Ở hầu hết các nước, các trung tâm khảo thí thường cũng có các chương trình giảng dạy và ôn luyện, và bạn thậm chí còn có thể tìm một lớp học trực tuyến là nơi sẽ giúp bạn làm mới lại các kiến thức, và dạy cho bạn các bí quyết tốt nhất cho bài thi.

IELTS học thuật là điều kiện cần để nộp đơn vào một số trường Cao Đẳng và Đại Học, trong khi IELTS thông thường, dùng cho mục đích làm việc và di cư. Các kỹ năng thi IELTS là một Bài Kiểm Tra Năng Lực Ngoại Ngữ Đảm Bảo được chính phủ công nhận nhằm hỗ trợ cho những ai muốn có visa Anh.

Nếu bạn đang cân nhắc giữa việc học chương trình cử nhân hoặc chương trình sau Đại học, thì bạn thi IELTS học thuật trước. Chương trình IELTS thông thường chỉ là một khóa học đủ để học những chương trình không cấp bằng hay chứng chỉ. Hãy xem trường Cao Đẳng hay Đại Học mà mình chọn yêu cầu loại IELTS nào.

Để trở thành sinh viên quốc tế, bạn cần phải cho trường thấy được là hoàn toàn có đủ khả năng để hoàn thành chương trình học bằng Tiếng Anh. Vì vậy, bạn cần phải có điểm IELTS cao để có thể nộp đơn xin học các chương trình như thạc sĩ, tiến sĩ.

 

IELTS TRONG CÔNG VIỆC

Cung cấp bằng chứng về khả năng ngôn ngữ của bạn là một bước quan trọng để có thể lấy được visa làm việc ở nước ngoài. Kỹ năng ngoại ngữ là chìa khóa để có được một sự nghiệp thành đạt, và được xem là một tài sản quý giá đối với bất kì một công việc nào. Nếu bạn là người nộp đơn xin visa, bạn phải có được ít nhất là Tiếng Anh giao tiếp căn bản.

Những học sinh muốn đi du học Mỹ phải đạt được ít nhất là 6.5 IELTS ở mỗi kỹ năng trong bài thi ( Đọc, Nói, Nghe, Viết).

Tham khảo chương trình luyện thi IELTS 6.5 trong vòng 3 tháng

Để có thể làm việc tại Úc, mức điểm 5.0 IELTS được xem là trình độ đủ để có thể học nghề tạ Úc. Và mức điểm 6.0 được xem là mức khá tại Úc.

Tại New Zealand, người muốn có giấy phép làm việc tại Úc phải có được IELTS thông thường hoặc học thuật từ 4.0 trở lên. Họ cũng cần phải thể hiện được khả năng Tiếng Anh của mình như là thông tin về nơi mình sống và nước sở tại.

Ở Canada, những người nộp đơn xin visa phải trực tiếp kiểm tra xem các tổ chức mà họ muốn thi IELTS. Người chủ doanh nghiệp và các học viện giáo dục thường có các yêu cầu trình độ ngoại ngữ của riêng mình.

Ở tất cả những nước này, bạn cần phải xem xét số điểm IELTS yêu cầu thấp nhất đối với ngành học bạn chọn là bao nhiêu. Đối với một số nghề nghiệp, ứng viên xin visa phải có được ít nhất là 6 điểm IELTS ở mỗi loại. đối với giáo viên, thì cần phải có ít nhất 7.0 IELTS.

Luyên thi ielts tại philippines

 

IELTS ĐỐI VỚI VIỆC DI CƯ, DI TRÚ

Các cơ quan chính phủ dùng bài thi IELTS như là một phần của của việc xin visa hay có cơ hội có quyền vĩnh trú tại đất nước đó. Họ xem khả năng ngôn ngữ như là một phần không thể tách rời đối với cộng đồng và tại nơi làm việc. Bài thi IELTS được chấp nhận như là một chứng nhận đáng tin cậy và vẫn đang tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng ngoại ngữ, và giúp chính phủ kiểm soát số lượng người di cư, di trú.

Chính phủ Anh vừa giới thiệu SELT như là một phần của quá trình xét visa. Bài kiểm tra này được biết như là IELTS về kỹ năng sống hay IELTS dành cho việc di cư, di trú. Bài kiểm tra được biết như là BÀI THI ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG TIẾNG ANH,. Điều này có nghĩa là IELTS hỗ trợ cho việc di cư di trú. Bài thi yêu cầu bạn thể hiện khả năng nghe nói chỉ tầm trình độ A1, và B1 của chứng chỉ khung chuẩn Châu Âu. Ở cuối mỗi bài thi, bạn sẽ nhận kết quả là đậu hoặc rớt chứ không phải là điểm số.

 

Ví dụ về điểm số.

- Việc di cư di trú đến New Zealand đòi hỏi kỹ năng IELTS toàn diện của bạn phải từ 6.5 ở hoặc là IELTS thông thường, hoặc là IELTS học thuật. Đây là một phần bắt buộc của việc nộp đơn xin visa.

- Canada chấp nhận chứng chỉ IELTS, nhưng bạn cần phải đạt được mức chuẩn ngoại ngữ của Canada.

- Úc công nhận cả Tiếng Anh IELTS là đủ để học nghề và là Tiếng Anh trình độ khá.

- Phải xem ngôn ngữ cụ thể nào là cần thiết đối với việc di cư di trú tại nước đó tại các trường đăng ký học cũng như các thủ tục để học tại trường.

luyện thi ielts tại philippines

 

Hiện nay công ty du học Goldenway có liên kết với các trường anh ngữ đào tạo học tiếng anh tại Philippines nhằm nâng cao trình độ tiếng anh và các kỹ năng trong giao tiếp. Các khoá học tiếng Anh cấp tốc được cung cấp tại Philipipnes: Tiếng Anh tổng quát (ESL) , luyện thi tiếng Anh chuyên ngành TOEIC / TOEFL / IELTS , đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh TESOL , tiếng Anh thương mại BUSINESS , ... Đối với những học viên đi làm bận rộn không thể theo học tại Philippines , Goldenway cung cấp các khoá học tiêng Anh Online trực tuyến qua Skype (1 giáo viên với 1 học viên ) . Đặc biệt Goldenway dành nhiều suất học bổng du học Philippines miễn phí 2 - 5 tuần (không áp dụng cho chương trình Family Course), nhanh tay đăng ký sớm để nhận học bổng (liên hệ để biết chi tiết).

 
Để đăng ký học tiếng Anh tại Philippines và cơ hội nhận học bổng du học miễn phí vui lòng điền thông tin vào mẫu sau , Goldenway sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
 

 
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Công ty tư vấn du học Philippines uy tín Goldenway Global Education
Địa chỉ: 207 Võ  Văn Tần , P5,Q3 , Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 6681 7575 - (028) 6681 8585- (08) 2203 0229
Hotline: 0909 664 229 (viber, zalo)

Bình luận

Tin tức mới

Khóa học
Danh mục

Fanpage